Bạn
có biết tên ban đầu của LienVietPostBank là Ngân hàng Liên Việt và tên
viết tắt tiếng Anh là UVBank (hay United Vietnam Bank).
Ảnh: Phối cảnh trụ sở UVBank tại Hậu Giang, trích Đề án thành lập Ngân hàng Liên Việt năm 2007.
LienVietBank support Bridge Building
Năm 2011, LienVietPostBank đã tài trợ và xây dựng cầu Na Lan cho huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang với giá trị hơn 20 tỷ đồng. Cây cầu này giúp phá thế cô lập của 6 xã huyện nghèo vùng biên cương Xín Mần (gồm các xã Tả Nhìu, Chế Là, Thu Tà, Quảng Nguyên, Cốc Rế và Ngán Chiên, với tổng số dân khoảng hơn 20.000 người, đa số là người dân tộc Nùng, Mông, Tày và Dao nằm ở thế gần như cô lập khỏi 12 xã khác trong huyện do bị sông Chảy và dòng suối dữ Na Lan chia cắt).
Hôm nay, LienVietPostBank xây tặng 18 cây cầu cho 2 xã nghèo của huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ. Ảnh: Cầu Na Lan, huyện Xín Mần trong ngày khánh thành 19/11/2011. Cầu bắc qua dòng suối Na Lan, một nhánh lớn thuộc thượng nguồn sông Chảy.
Cầu Na Lan trong quá trình xây dựng. Khi đó, các vách núi dốc đứng hơn nhiều so với khi khánh thành (được tạo đường dẫn và gia cố lại vách núi). Cầu được xây dựng trong điều kiện cực kỳ khó khăn vì không thể đưa phương tiện cơ giới lớn đến địa điểm xây dựng. Móng cầu và mố cầu có nhiều điểm phải tiến hành đào thủ công (các ống để tạo cột bê tông) vào tầng đá gốc cẩm thạch cứng kinh khủng.
Cầu Na Lan trong quá trình xây dựng. Khi đó, các vách núi dốc đứng hơn nhiều so với khi khánh thành (được tạo đường dẫn và gia cố lại vách núi). Cầu được xây dựng trong điều kiện cực kỳ khó khăn vì không thể đưa phương tiện cơ giới lớn đến địa điểm xây dựng. Móng cầu và mố cầu có nhiều điểm phải tiến hành đào thủ công (các ống để tạo cột bê tông) vào tầng đá gốc cẩm thạch cứng kinh khủng.
LienVietBank and ODA Project of World Bank
Dự án này sẽ nâng cao việc thực hiện công tác bảo trì, nâng cấp và quản lý tài sản đường bộ Việt Nam một cách khoa học, hiệu quả.
Dự án do WB tài trợ dưới hình thức vay ưu đãi với thời hạn vay là 25 năm, trong đó có 5 năm ân hạn. Lãi suất vay 1,25%/năm, phí dịch vụ 0,75%/năm và phí cam kết tối đa 0,5%/năm, được thực hiện từ năm 2014 đến năm 2020 với 4 hợp phần: quản lý tài sản đường bộ; bảo trì tài sản đường bộ; nâng cấp tài sản đường bộ và tăng cường năng lực đường bộ.
Bên cạnh số vốn vay ưu đãi, Chính phủ Australia cũng tài trợ không hoàn lại 1,7 triệu AUD và phía Việt Nam góp 50 triệu USD vốn đối ứng, nâng tổng giá trị dự án lên 301,7 triệu USD.
Song song với việc được Ngân hàng Nhà nước chỉ định làm ngân hàng phục vụ cho dự án “Quản lý tài sản đường bộ Việt Nam”, LienVietPostBank tiếp tục góp phần gián tiếp mang lại lợi ích cho người dân tại 13 tỉnh miền Bắc và miền Trung của nước ta. Hiện, LienVietPostBank đã chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt để thực hiện tốt nhất việc giải ngân dự án, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội cho người dân Việt Nam.
LienVietBank Investment
Ngày 07/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 4799/NHNN-TTGSNH về việc Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) góp vốn vào Công ty cổ phần Bia Sài Gòn-Kiên Giang và Công ty Điện Việt Lào.
Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc LienVietPostBank góp vốn vào Công ty cổ phần Bia Sài Gòn-Kiên Giang với giá trị 8 tỷ đồng, tương đương 8% vốn điều lệ của Công ty; Công ty Điện Việt Lào với giá trị 300 tỷ đồng, tương đương 10% vốn điều lệ của Công ty.
Trước đó, ngày 6/1/2014, LienVietPostBank đã tài trợ 193,66 triệu USD cho dự án thủy điện Xekaman 1 của Công ty Cổ phần Điện Việt Lào với thời hạn cho vay là 14 năm.
Dự án thủy điện Xekaman 1 là dự án thủy điện có quy mô lớn nhất do Công ty Cổ phần Điện Việt Lào làm chủ đầu tư tại Lào. Đây là dự án thủy điện nằm trong Hiệp định hợp tác năng lượng giữa hai Chính phủ Việt Nam-Lào và là một dự án quan trọng không những có ý nghĩa về mặt kinh tế, xã hội mà còn có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị giữa hai nước.
Như vậy, sau khi góp vốn vào Công ty Điện Việt Lào, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt sẽ là cổ đông lớn thứ 3 tại Công ty này.
Trong khi đó, Công ty Bia Sài Gòn-Kiên Giang là một dự án mới được khởi công từ tháng 2/2014 của Tổng công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) tại Khu công nghiệp Thạnh Lộc (xã Thạnh Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang).
Nhà
máy được xây dựng trên diện tích 3,99 ha, với tổng mức đầu tư khoảng 600
tỷ đồng, từ nguồn vốn đầu tư phát triển của Sabeco, vốn của các cổ đông
và vốn vay.
Nhà
máy Bia Sài Gòn - Kiên Giang được trang bị dây chuyền thiết bị đồng bộ,
hiện đại, các thiết bị chính được nhập khẩu từ EU, kết hợp với một số
thiết bị chế tạo từ trong nước. Công suất sản xuất của nhà máy khi hoàn
thành là 50 triệu lít bia/năm. Thời gian từ lúc khởi công cho đến khi
nhà máy đi vào hoạt động dự kiến là 12 tháng
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Follow Us
Were this world an endless plain, and by sailing eastward we could for ever reach new distances